cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến "công cha", "nghĩa mẹ", đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Mẹ già ở chốn lều tranh, Đói no chẳng biết rách lành chẳng hay. Mẹ già đầu Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" Câu thứ nhất nói về "công cha". Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ờ đây công cha lại được ví với "núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót. cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! A. là lời của anh em nói với nhau. B. là lời của mẹ ru, nói với con. C. là lời của ông bà nói với cháu. D. tất cả đều đúng. Lớp 7 Ngữ văn. 2. 0. Gửi Hủy. Đông Hải CTV; 4 tháng 12 2021 lúc 13:50 D. Đúng 0. Bình luận (0) Đó là "cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết "ghi lòng". Có hiếu thảo thì con cái mới biết "ghi lòng" công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng "con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công Cù lao 9 chín chữ ghi lòng con ơi Ngồi bên cạnh hóng hớt mẹ đang dạy các em cấp 2. Nghe đến đoạn: cù lao chín chữ ghi lòng con ơi". Thấy tò mò quá. Hóa ra giờ mình mới biết đến 9 chữ này. Hổ thẹn Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Câu 1. Bài ca dao thuộc đề tài nào? Câu 2. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao. Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên. timerbyhis1974. Mục Lục [Ẩn] Chín chữ cù lao là gì? Ý nghĩa 9 chữ cù lao 1. Chữ Sinh 2. Chữ Cúc 3. Chữ Phủ 4. Chữ Súc 5. Chữ Trưởng 6. Chữ Dục 7. Chữ Cố 8. Chữ Phục 9. Chữ Phúc “Công cha mẹ sinh thành dưỡng dụcƠn đức này chín chữ cù lao”. “Chín chữ cù lao” là chín ân lớn thể hiện sự chăm sóc, hy sinh, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Chín chữ cũng là chín bài học của mỗi người mà ai cũng phải khắc ghi trong lòng thật sâu sắc. Với mong muốn giúp thế hệ trẻ vun bồi tâm hiếu hạnh, giúp cho những người con hiểu được công ơn cha mẹ, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã giảng giải về “Chín chữ cù lao”. Vậy chín chữ cù lao là gì? Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây! Chín chữ cù lao là gì? “Cù lao” là nhọc nhằn, khó khổ. Chín chữ cù lao thể hiện sự gian lao, vất vả khi sinh con, nuôi con, dạy dỗ con của cha, của mẹ. Chín chữ cù lao đó là Sinh - Cúc - Phủ - Súc - Trưởng - Dục - Cố - Phục - Phúc. Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng Pháp cho các bạn trẻ về chủ đề “Chín chữ cù lao” ảnh minh họa Ý nghĩa 9 chữ cù lao Chín chữ cù lao tuy đơn giản nhưng lại mang những hàm ý sâu sắc và cao đẹp. 1. Chữ Sinh “Sinh” nghĩa là cha mẹ đã sinh ra chúng ta, cho chúng ta mầm sống, hình hài. Chúng ta trong thai mẹ suốt 9 tháng làm mẹ vất vả ăn, ngủ không được, phải kiêng khem giữ gìn đủ thứ, thân thể nặng nề, xồ xề xấu xí. Đến ngày sinh, mẹ lại chịu đau đớn vô cùng; thậm chí đã có những người mẹ mất mạng sau khi sinh con ra. Có những người mẹ sức khỏe yếu quá nên quyết định hy sinh thân mạng để con mình được sinh ra. Cho nên, người ta gọi “cửa sinh là cửa tử” - người mẹ sinh con giống như đi vào cửa tử. Vậy nên, khi sinh được con thì cha mẹ quý con như vàng, như ngọc nên dù lỡ con sinh ra với hình hài có xấu xí, tật nguyền, cha mẹ cũng không vì điều gì mà bỏ rơi con. Tình thương của cha mẹ đối với con lớn lao như vậy nên chúng ta đừng làm điều gì buông lung để tổn hại đến thân thể mình khiến cho cha mẹ đau khổ. Mẹ luôn là người che chở, bảo bọc cho con ảnh minh họa 2. Chữ Cúc Nghĩa là cung cúc, nâng đỡ. Từ khi mới lọt lòng cho đến khi lớn khôn nên người, biết bao nhiêu lần chúng ta được cha mẹ tay truyền tay bế ẵm nâng niu trong tình yêu thương của cha mẹ. Đối với cha mẹ, chúng ta là giọt máu của cha mẹ, còn quý hơn cả vàng ngọc. Dẫu con thế nào thì tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ thay đổi. Con là sự sống, là tất cả của cha mẹ; vì vậy, nếu có ai mang cả tấn vàng để đổi lấy con thì chắc chắn, cha mẹ cũng không đổi. Dù cha mẹ có phải ăn rau, ăn mắm thì cha mẹ cũng không bỏ rơi con. Chỉ cần mỗi ngày nhìn con cười, con nói, nhìn con lớn lên, trưởng thành thì đó chính là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Thật đúng với câu “Có vàng, vàng chẳng hay phôCó con, con nói trầm trồ mẹ nghe” Con lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ ảnh minh họa 3. Chữ Phủ Nghĩa là che chở, vỗ về. Từ khi con còn bé, mỗi lần con đau ốm, cha mẹ vỗ về, ngày đêm túc trực, chăm sóc con từng li từng tí. Khi đêm đông, sợ con bị rét lạnh, cha mẹ ôm chặt con vào lòng, sưởi ấm cho con, ủ ấm lấy hơi của mình truyền sang cho con xua tan đi giá lạnh để con được yên giấc ngủ ngon. Mỗi khi con ốm, mẹ là người luôn bên cạnh, túc trực chăm sóc cho con ảnh minh họa 4. Chữ Súc Chữ “Súc” trong từ súc dưỡng, ăn uống nuôi nấng, bú mớm. Mỗi chúng ta đều từ trong thai mẹ mà lớn lên, nhờ ơn mẹ nuôi nấng nên chúng ta mới được khỏe mạnh nên người. Khi con còn trong thai, sợi dây rốn kết nối giữa con và mẹ, mang máu, dinh dưỡng từ mẹ để con phát triển khỏe mạnh. Khi con sinh ra đời, mẹ dù thế nào cũng đều vì con mà cố gắng ăn uống những gì tốt nhất, bổ nhất để có sữa cho con. Bởi mẹ hiểu rằng, sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của con. Đó là một trong chín ân sâu mà mỗi người con cần khắc cốt ghi tâm, đem theo suốt cuộc đời. Mẹ ăn uống đầy đủ để con ở trong thai phát triển khỏe mạnh ảnh minh họa 5. Chữ Trưởng Sinh con ra đã khó khổ, để nuôi dạy con trưởng thành thì cha mẹ lam lũ, càng vất vả bội phần. Đó chính là ý nghĩa của chữ thứ năm, chữ “Trưởng”. Cha mẹ làm nghề công chức, công nhân, tiểu thương buôn bán hay bất kì nghề gì đi chăng nữa, cha mẹ cũng rất vất vả sớm hôm, chỉ mong sao con được ăn học đàng hoàng, được bằng bạn bằng bè không phải tủi thân. Trong cuộc sống, chúng ta nghe thấy không ít những câu chuyện về cha mẹ vì con mà dù khó, dù khổ cũng làm. Chúng ta hãy dành thời gian nghĩ đến cha mẹ, khi mình ngồi trên ghế nhà trường mát mẻ, nơi làm việc thanh nhàn thì cha mẹ ở nhà đầu tắt mặt tối, mồ hôi nhễ nhại vất vả. Cho nên mọi sự thành tựu của chúng ta đều nhờ công sức lớn lao của cha mẹ mà ra. Cha làm việc vất vả sớm hôm để con được ăn uống no đủ, học hành đàng hoàng ảnh minh họa 6. Chữ Dục Chữ “Dục” mang ý nghĩa dạy dỗ. Cha mẹ là người thầy đầu tiên trong đời của chúng ta. Cha mẹ dạy ta tập lẫy, tập bò, tập đi rồi tập nói. Từ kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ dạy con cách ứng xử từ trong gia đình cho đến ngoài đời xã hội. Chính nhờ cha mẹ dạy dỗ mà chúng ta mới biết sống đạo đức, đạt được thành tựu trong cuộc đời này. Vì thế, có thể nói, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và cũng là thầy của chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nếu chúng ta khéo biết nhìn, biết học thì tấm gương của cha mẹ luôn là bài học quý báu cho chúng ta. Cha là người thầy đầu tiên dạy con biết đọc, biết nói, dẫn dắt con vào đời ảnh minh họa 7. Chữ Cố Chữ “Cố”, nghĩa là ngóng trông, nhìn về, hướng tới. Đối với cha mẹ thì các con là khúc ruột nên không lúc nào cha mẹ rời mắt khỏi các con, lúc nào cũng nghĩ đến và ngóng trông con. Con dù lớn khôn, trưởng thành nhưng đối với cha mẹ, con vẫn là đứa con bé bỏng ngày nào cha mẹ vẫn ẵm trên tay, là đứa trẻ còn non dại cần được yêu thương, che chở; vậy nên mới có câu “mẹ già trăm tuổi, vẫn thương con tám mươi”. 8. Chữ Phục “Phục” nghĩa là quấn quýt, không rời. Cha mẹ bao giờ cũng thế, không muốn rời con, lúc nào cũng muốn con quấn quýt bên mình. Vậy mà, chúng ta không hiểu được điều ấy, lớn lên rồi lại chỉ muốn rời khỏi vòng tay cha mẹ để được tự do, khám phá thế giới bên ngoài; mà quên rằng, nơi quê nhà, cha mẹ vẫn ngày ngày tựa cửa ngóng trông con về. Thiếu vắng con là thiếu vắng niềm vui, ngôi nhà trở nên vắng vẻ. Vậy nên, chúng ta hiểu lòng cha mẹ thì đừng làm cha mẹ buồn lòng. Dù bận đến đâu, chúng ta cũng nên sắp xếp về quây quần bên cha mẹ để cha mẹ được vui vẻ, được thấy niềm hạnh phúc gia đình đoàn tụ, sum vầy. Niềm hạnh phúc của mẹ là con ảnh minh họa 9. Chữ Phúc Chữ thứ chín cũng là chữ cuối cùng, đó là chữ “Phúc”. “Phúc” có nghĩa là che chở, bảo vệ. Quả thật, cha mẹ nào cũng đều có tâm che chở bảo vệ cho con bởi vì con là giọt máu của cha mẹ. Đối với con, cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện, vô bờ bến, sẵn sàng bảo vệ cho con. Dù phải hy sinh thân mình vì con, cha mẹ cũng không hề tiếc, sẵn sàng chịu khổ, thiệt thòi về mình để con được bình an. Xem thêm Duyên nợ giữa cha mẹ và con cái Mẹ luôn là người che chở, bảo bọc cho con ảnh minh họa Hiểu về ý nghĩa “chín chữ cù lao”, chúng ta mới thấy ân đức sinh thành cha mẹ rất lớn mà không có ngôn từ nào kể hết được. Thế nhưng, chúng ta biết rằng mình không chỉ có cha mẹ hiện đời mà còn có cha mẹ trong các kiếp quá khứ. Bởi Đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sinh đều từng là cha mẹ của chúng ta; tất cả chúng sinh đều từng là cha mẹ của Đức Phật. Thế nên, Đức Phật trong vô số kiếp quá khứ tinh tấn tu hành để cứu độ chúng sinh, báo đền ân đức cha mẹ. Cho nên, Đức Phật là bậc Đại Hiếu. Là người đệ tử Phật, chúng ta phải tu tâm hiếu đạo, đặt hiếu đạo lên hàng đầu. Chúng ta phải sống thật tốt, không làm khổ mình, không làm khổ người. Dù sống ở đâu, trong quốc độ, môi trường nào, chúng ta cũng cần tu thân, dưỡng đức và chỉ nghĩ làm lợi ích cho chúng sinh. Đó mới thật là người biết đạo, đó mới thật là báo đền ân đức của cha mẹ, ân đức của chúng sinh. Mong sao, từ bài giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh về “chín chữ cù lao”, mỗi người đều phát khởi được tâm hiếu thuận với cha mẹ, bởi nếu ai ai cũng tu được tâm hiếu thuận thì đất nước sẽ rất tốt đẹp. Người xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh sống vùng kênh rạch sông nước , cứ từ nơi này qua nơi kia phải đi bằng ghe xuồng , nhứt là bơi xuồng qua mấy cái Cù Lao nho nhỏ nổi lên giữa sông , thí dụ như Cù Lao Ông Chưởng nổi tiếng trong các bài ca dao bài vè “Bao phen quạ nói với diều Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Hay “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông. Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Nói vậy chớ chữ Cù Lao nói về các hòn đảo nhỏ trên sông và chữ Cù Lao nói về công ân sanh thành của cha mẹ có liên quan gì nhau chăng? Cù lao Chàm là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng Tôi xin được phân tách, hai chữ Cù Lao này đều ghi chữ Hán khác nhau hoàn toàn Thứ nhứt Cù Lao nghĩa trong “công ơn cha mẹ” tiếng Hán ghi là 苦勞, chánh xác phiên âm Hán Việt được ghi là “Khổ Lao” thay vì là Cù Lao như các bài ca dao trên. Khổ là Khổ cực , Lao tức Lao tâm tổn trí. Thứ hai chữ Cù Lao để nói về “đảo trên sông” được ghi là 劬勞, tiếng Hán Việt là “Cù Lao”. Hai chữ này ghép lại hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Hán. Đó chỉ là hình thức mượn chữ Hán để chỉ đọc lại tiếng “hòn đảo” từ tiếng gốc Mã Lai gọi là “pulau”, Các bạn sẽ thấy lạ là tại sao ở Nam kỳ lại có âm Mã Lai. Gốc Mã Lai chánh là gốc người nước Phù Nam cổ trên cùng đất này từ thế kỷ thứ 4 sau bị Chân Lạp thâu tóm thành Thuỷ Chân Lạp và sau này sát nhập với đất của các Chúa Nguyễn qua cuộc lương duyên với công nữ Ngọc Vạn. Trong câu “Bắc thang lên hỏi ông Trời” Thang = Tangga Mã Lai, và Trời cũng là tiếng Mã Lai cũng còn dùng hiện nay. “Thang” trong tiếng Việt bắt nguồn từ “Tangga” của tiếng Mã Lai Sau này khi người Việt và người Minh Hương tới đất Nam Kỳ, họ chỉ sử dụng tiếng Hán là chủ yếu nên đã Hán hóa một số từ ngữ bản địa thành ngôn của mình cho dễ đọc và ghi chép lại – trong đó có chữ Pulao của người Mã là Đảo. Phiên âm Hán Việt là 劬勞 cù lao vì vùng đất này là của Chân Lạp trước khi họ đến nên chắc là người Chân Lạp ko dùng Hán tự rồi. Việt Nam ta cũng có nhiều Pu Lao …như Cù lao Chàm, Cù lao Giêng, Cù lao Phố, Cù lao Rồng Dĩ nhiên là hai tiếng “cù lao” trên đây chẳng có liên quan gì đến hai tiếng cù lao dùng để nói về công lao cha mẹ. Một đằng là từ gốc Mã Lai còn một đằng lại là từ gốc Hán. “Cù lao” – Một đằng là từ gốc Mã Lai còn một đằng lại là từ gốc Hán Khi nói về “Công ân cha mẹ” chính xác phiên âm ra là chữ “Khổ Lao” hay “Cù Lao” phát âm từ tiếng Hán gần như nhau nên họ phát âm y xì. Rồi khi chữ Quốc Ngữ la tinh ra đời họ đọc phát âm sao thì ghi ta y chang vậy nên mới co các câu ca dao nói về âm dưỡng dục của cha mẹ bằng hai chữ “Cù Lao”. “Thương thay chín chữ cù lao Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”. “Chín chữ cù lao” Cửu tự cù lao, tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sinh dưỡng con cái. Chín chữ đó là Sinh 生 sinh đẻ. Cúc 鞠 nâng đỡ. Dục 育 dạy dỗ. Phủ 撫 vuốt ve. Xúc 蓄 cho bú sữa. Trưởng 長 nuôi cho khôn lớn. Cố 顧 trông nom. Phục 復 ôm ấp. Phúc 腹 bảo vệ. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Nói tiếp chơi còn một thứ cù lao nữa mà có lẽ bạn chưa nghe nói đến. Thứ “cù lao” này thuộc về lãnh vực ẩm thực trong tiếng Việt của miền Nam, mà “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức Khai Trí, Sài Gòn, 1970 giảng là “Cái lẩu, đồ đựng thức ăn có nước, giữa có ống đựng than lửa”. Bị chánh giữa cái nồi có cục nhô lên như mấy cái “cù lao” giữa sông nên dân gian gọi là cái Cù Lao. Trước năm 1955, khi tác giả của những dòng này chưa ra Bắc thì ở trong Nam, người ta vẫn còn gọi cái lẩu là “cù lao”. Lẩu là đồ đựng thức ăn có nước, giữa có ống đựng than lửa Đến năm 1975, khi trở về thì đã nghe bàn dân thiên hạ gọi cù lao thành lẩu. Thêm cái ngộ nghĩnh lắm nè Do tầm nhìn xưa còn hạn chế, nên dân Việt mình hồi lúc chưa được nhìn ra bao la thế giới mà chỉ lòng vòng trên sông nước. Người Việt chưa biết rằng xa thẳm ngoài đại dương cũng có những “cù lao” nổi trên mặt nước, thì họ tự cho rằng các “các cục đất nhô giữa sông hồ” đều là Pulao Cù lao còn Đảo tức cục đất nhô lên giữa lòng đại dương biển cả. Chữ Pulao trong tiếng Mã Lai và Đảo/島 trong tiếng Hán đều chỉ những hòn đảo dầu cho trên sông hay trên biển – tiếng Anh đều gọi là “Island” hết thảy. Do bởi đất Nam Kỳ từng là vùng đất dung dưỡng nhiều sắc tộc khác nhau cung chung sống nên ngôn ngữ văn hoá tôn giáo cung phong phú lắm. SỬ NƯỚC NAM Nguồn Facebook "Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Chiều ngày 28/6/2019 tức ngày 26/05 Kỷ Hợi, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã có một thời Pháp thoại về hiếu đạo vô cùng ý nghĩa với hàng ngàn khóa sinh của Khóa tu mùa hè lần I. Bài giảng của Sư Phụ đã giúp các em cảm nhận và thấu hiểu hơn về công lao của mẹ - người đã cả một đời vất vả sớm khuya để dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt hơn nữa, hình ảnh “Đức mẹ hiền chín chữ cù lao” trong bài giảng của Sư Phụ đã tái hiện lại được chặng đường dài mà mẹ phải trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Thuật ngữ “cù lao” bao gồm chín ơn lớn đã phần nào khắc họa lên sự chăm sóc, hy sinh, tình yêu thương của người mẹ dành cho người con. Chín chữ cù lao ấy là Sinh - Cúc - Phủ - Súc - Trưởng - Dục - Cố - Phục - Phúc. Các bạn khóa sinh thành kính tri ân Sư Phụ về bài giảng ơn đức của mẹ "chín chữ cù lao" 1. Chữ "Sinh" Đầu tiên là chữ “Sinh”. Không ai có mặt trên đời mà không từ mẹ sinh ra. Khi mang thai, người mẹ hạnh phúc lắm vì mẹ coi đứa con của mình như ngọc như vàng, coi con như là tất cả của mẹ. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng rất lo lắng, chịu bao cơ cực mong sao cho đứa con bé bỏng của mình được khỏe mạnh, thông minh. Đến khi sinh nở, mẹ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà chỉ có mình mẹ hiểu được; thậm chí dù có phải đánh đổi mạng sống của mình để con được chào đời an toàn thì mẹ cũng vẫn sẵn sàng hy sinh. Nguy hiểm là thế, khó khăn là thế nhưng được nghe tiếng khóc đầu đời của con là mẹ luôn nở nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện. 2. Chữ "Cúc" Rồi đến chữ “Cúc”. “Cúc” đó là ẵm bế, nâng niu. Người mẹ nâng đỡ con khi con vẫn còn là sinh linh bé nhỏ nằm trong bụng mẹ. Và khi con ra đời, mẹ luôn chăm nom, nâng đỡ, chỉ cần con khóc là mẹ lại bế con lên dỗ dành. Khi đứa con bước những bước chân đầu đời, con vấp ngã, mẹ cũng dịu dàng nâng con dậy, lo lắng sợ con đau. Quả thật, không ai yêu quý con bằng mẹ; mẹ thương con vô bờ bến, công ơn của mẹ lớn tựa biển trời. 3. Chữ “Phủ” Tiếp là chữ “Phủ”. “Phủ” có nghĩa là ôm ấp. Ngay từ khi sinh ra, bất kì người con nào cũng sẽ được đón nhận hơi ấm từ người mẹ, được nép mình trong vòng tay mẹ, được mẹ chở che. Nhất là trong đêm đông giá lạnh, ấp vào lòng mẹ, được mẹ hà hơi sưởi ấm có lẽ là điều hạnh phúc nhất thế gian. 4. Chữ “Súc” Sau là chữ “Súc”. Mẹ cho con bú mớm, lo từng miếng ăn cho con mỗi ngày. Ngay từ khi lọt lòng, người con đã được hưởng dòng sữa mẹ bao la. Có những gia đình nghèo không có bột nấu cho con ăn, người mẹ phải nhai cơm rồi mớm cho con. Khi đứa con biếng ăn, mẹ luôn chăm lo dỗ dành từng chút một mong sao cho con mình hay ăn chóng lớn để luôn khỏe mạnh. Đó chính là ý nghĩa của chữ “súc”. 5. Chữ "Cố" Chữ “Cố” thì sao? Chữ “Cố” là mẹ luôn chăm nom, mong ngóng, không lúc nào rời mắt khỏi các con. Những bước chân chập chững đầu đời của con, mẹ là người đầu tiên dõi theo. Bước chân tuy nhỏ bé nhưng lại là niềm hạnh phúc to lớn của mẹ. Cho đến khi con lớn lên, mẹ vẫn hằng trông mong con; cùng con đồng hành từ những chặng đường đầu tiên của cuộc đời đến khi con thành đạt. Chỉ đến lúc mẹ khuất núi thì ánh mắt dõi theo con mới dừng nghỉ mà thôi. 6. Chữ “Dục” Còn chữ “Dục” thế nào? Chữ “Dục” thể hiện sự dạy dỗ, kèm cặp con nên người của mẹ. Người mẹ chính là cô giáo đầu tiên trong cuộc đời của con. Từ câu nói đầu đời, câu chào hỏi dạ thưa cho đến những điều hay lẽ phải cũng đều là mẹ dạy cho con. Rồi con biết đọc, biết viết; con biết chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ và mọi người. Những điều đó mẹ đều theo sát, chỉ bảo tận tình cho con. Mẹ cũng là người gần gũi nhất, là người đóng góp công sức nhiều nhất cho sự trưởng thành của con. 7. Chữ “Trưởng” Chữ “Trưởng” là sao? Mẹ nuôi nấng con từ trong bụng đến khi trưởng thành. Đây quả là một hành trình đầy gian lao, vất vả. Từ khi còn bé thì mẹ lo con đau ốm, biếng ăn; ở độ tuổi con đi học thì mẹ tần tảo sớm khuya để nuôi ăn học, mong sao cho con trưởng thành. Thậm chí khi con trưởng thành rồi, mẹ vẫn chưa hết lo. Thật đúng với câu “Mẹ già trăm tuổi vẫn thương con tám mươi.” 8. Chữ “Phục” Với chữ “Phục” là thế nào? Với chữ “Phục”, ta hiểu rằng mẹ luôn thăm non, gần gũi và dành sự quan tâm đặc biệt cho đứa con của mình. Mỗi khi đi xa, người mẹ luôn nhớ con, lo cho các con nhiều lắm. Rồi khi con ốm, mẹ thức trắng đêm dài vì lo lắng, xót xa đứa con. Và chắc chắn một điều rằng mẹ là người gần gũi nhất, dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì mẹ vẫn ở bên cạnh ủng hộ, yêu thương con hết lòng. 9. Chữ “Phúc” Cuối cùng là chữ “Phúc”. Chữ “Phúc” là mẹ bao bọc, che chở những người con. Mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho con; con đi bất cứ đâu cũng có vòng tay mẹ để trở về, dù con lớn khôn nhưng với mẹ vẫn là đứa con bé bỏng mẹ thường chăm lo. Mẹ cũng là người luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cho đứa con của mình có được một điều tốt đẹp nhất, vòng tay mẹ luôn mở rộng đón đứa con thơ trở luôn là thế đấy! Một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng lại gánh vác được tất cả mọi thứ trên vai. Mẹ không quản ngại mưa nắng, phong ba để nuôi con thành người, luôn là nơi chốn để con quay về. Các bạn khóa sinh gửi những trái tim yêu thương đến cho cha mẹ sau khi được Sư Phụ giảng về ơn đức mẹ "chín chữ cù lao" Qua câu “Chín chữ cù lao” trong bài giảng “Mẹ yêu ơi!”, Sư Phụ đã giúp các bạn hiểu hơn về công ơn nuôi dưỡng của mẹ - người mình phải suốt đời mang ơn và báo hiếu. Những lời giảng thấm đượm tình hiếu đạo của Sư Phụ sẽ là bài học và hành trang quý báu cho tất cả các bạn khóa sinh. Thấu hiểu, yêu thương, chăm sóc và là một người con có hiếu để đền đáp công ơn như trời biển của mẹ là những gì các bạn đã hiểu được khi nghe Sư Phụ giảng. Hy vọng sau khi về nhà, các bạn khóa sinh sẽ trở thành những người con ngoan, hiếu thảo và luôn khắc ghi “chín chữ cù lao” để báo đáp công ơn của mẹ! Hạnh Liên Cù lao 9 chín chữ ghi lòng con ơi Ngồi bên cạnh hóng hớt mẹ đang dạy các em cấp 2. Nghe đến đoạn cù lao chín chữ ghi lòng con ơi". Thấy tò mò quá. Hóa ra giờ mình mới biết đến 9 chữ này. Hổ thẹn thật. 1/- “CỬU TỰ CÙ LAO” để chỉ công lao nuôi dưỡng khó nhọc của cha mẹ dành cho con cái , gồm có “ Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc” . Vì thế, ca dao ta có câu Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! 2/- Ý nghĩa của 9 chữ đó như sau * SINH là sinh đẻ * CÚC là đùm bọc * PHỦ là vỗ về * SÚC là cho bú mớm * TRƯỞNG là nuôi nấng, bồi bổ để con khôn lớn trưởng thành * DỤC là dạy bảo điều hay lẽ phải * CỐ là theo dõi săn sóc * PHỤC là khuyên răn, giáo dục * PHÚC là che chở, giữ gìn. Mình nghĩ câu ca dao trên nên lấy thêm 2 câu này cho hoàn thiện Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Vì 4 câu trên có cái gì có cái gì đó giống như là tư tưởng, chưa có định hướng hành động. 2 câu này thì làm rõ hơn hành động là người con thì nên và phải làm gì. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo conCon đối với cha mẹCông cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ngời ngời biển ĐôngNúi cao, biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi !Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conMỗi đêm mỗi thắp đèn trời,Cầu cho cha mẹ sống đời với già đầu bạc như tơ,Lưng đau con đỡ, mắt mờ con đêm rồi lại lo ngày,Ở sao hiếu thảo cho tày phận ta bụng đói thân gầySao ta vui thú mâm đầy cỗ cao ?Cha mẹ là biển là trời,Hiếu tâm đâu dám cãi lời mẹ xa chi ngại Trường SơnNgại chăng là ngại lòng con quên vềĐói lòng ăn hột chà là,Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu bỏ cha mẹ cơ hàn;Ngày sau Trời phạt đứng đàng đường ăn xinBình phong cẩn ốc xà cừVợ hư thì bỏ, chớ từ mẹ chaCầm cần câu cá ngược xuôiNấu canh rau bợ mà nuôi mẹ giàCá bống chặt đầu, chặt đuôiTôm he bóc vỏ mẹ già chớ quênKính cha, tấm lụa tấm là,Gửi cha đôi áo chiếc quần, con con, con nhớ lấy lời,Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Chín Chữ Cù Lao 1 Siêng năng cần mẫn nhọc nhằn Công ơn Cha Mẹ vĩnh hằng cao sâu Đẹp thay chín chữ Cù lao Sinh ra đau đớn xiết bao nhiêu tình Cúc thời nâng đở hy sinh Phủ năng chăm sóc vỗ về vuốt ve Súc thường bú mớm no nê Trưởngnuôi thể xác, dưỡng mê thân hình Dục thời dạy dỗ thâm tình Cố luôn trông ngắm xem nhìn thiết tha Phục quấn quít không rời tay Phúc lo đầy đủ ẳm bồng không xa Sợ người ăn hiếp rầy rà Giữ con sát cạnh gìn ngay bên mình Cuộc đời Cha Mẹ hy sinh Nuôi con khôn lớn hơn mình mới thôi Còng lưng đói khát đến rồi Vẫn luôn hoan hỷ tô bồi cho con Dù cho sức lực hao mòn Cắn răng chịu đựng trong lòng bao dung Làm con hiếu nghĩa chu toàn Phải lo đền đáp thắm hoàn ân sâu Cao thâm chín chữ cù lao Nhắc nhở trả hiếu Vu lan đến mùa Cùng nhau hội tụ về chùa Công phu công quả cúng dường Trai Tăng Để cho Tam Bảo vĩnh hằng Ích lợi nhân loại an bằng chúng sanh Viên Thành Mùa Vu Lan Báo Hiếu - Giáp Ngọ - 2014 1 9 Chữ Cù Lao Siêng năng, cần mẫn- nhọc nhằn 1/. Sinh Cha mẹ đẻ ra 2/. Cúc Nâng đở 3/. Phủ Vỗ về vuốt ve 4/. Súc Cho ăn bú mớm 5/. Trưởng Nuôi dưỡng thể xác 6/. Dục Giáo dưỡng tinh thần 7/. Cố Trông xem – nhìn ngắm 8/. Phục Quấn quít – săn sóc không rời tay 9/. Phúc ẳm bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị ăn hiếp